Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục xử lý

5/5 - (2 bình chọn)

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mọi người và môi trường tự nhiên. Trong những năm gần đây, vấn đề này luôn được mọi người quan tâm và đặt lên vị trí hàng đầu. Vậy nguyên nhân ô nhiễm không khí là gì? hậu quả của nó ra sao cũng như các biện pháp khắc phục như thế nào. Thì mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm :

Top 6 Dịch vụ hút bể phốt uy tín giá rẻ Nhất Việt Nam

Bí quyết đuổi chuột ra khỏi nhà vĩnh viễn, đạt hiệu quả nhất
10 loại nước thông tắc bồn cầu, thông tắc cống chất lượng cao được bán phổ biến nhất hiện nay

Ô nhiễm không khí là gì?

o-nhiem-khong-khi-la-gi

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi của các chất thải trong khí quyển, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hoặc các sinh vật khác và gây ra thiệt hại cho khí hậu thời tiết. Ô nhiễm không khí có thể gây ra một số bệnh tật và thậm chí tử vong cho con người do hít phải ô nhiễm không khí quá nhiều.

Ngoài ra, nó cũng có thể gây hại cho các sinh vật sống và môi trường tự nhiêm như: Gây hại cây trồng thực phẩm nông nghiệp, công nghiệp và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên như biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn, mưa a xít… Cả hoạt động của con người và các yếu tố quá trình tự nhiên đều có thể tạo ra ô nhiễm không khí.

Có nhiều loại chất ô nhiễm không khí khác nhau, chẳng hạn như khí bao gồm amoniac , carbon monoxide , sulfur dioxide , nitrous oxide , methane , carbon dioxide và chlorofluorocarbons …

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm không khí khác nhau. Nhưng để phân biệt được các nguyên nhân đó một cách chính xác, cụ thể thì ta chia thành hai nguyên nhân chính đó là: Nguyên nhân gây ô nhiễm do môi trường tự nhiên và nguyên nhân gây ô nhiễm do nhân tạo ( con người ).

Nguyên nhân do môi trường tự nhiên.

nguyen-nhan-do-moi-truong-tu-nhien
  • Từ gió bụi : Bụi là những hạt li ti bay lơ lững trong không khí. Lượng bui này tăng lên do các phương tiện giao thông qua lại, các công trường xây dựng, rác thải kết hợp với gió sẽ làm mờ đi không khí theo một diện rộng.
  • Từ mưa bão, lốc xoáy : Bão tạo thành một khối không khí xoay tròn với vận tốc cao, hoạt động trong phạm vị kèm theo lốc xoáy sẽ gây ra ô nhiễm môi trường do sự chuyển động mạnh mẽ làm các bụi bẩn, rác thải.. bay xung quanh không khí.
  • Từ cháy rừng: Khói bụi từ cháy rừng có thể dẫn đến ô nhiễm không khí tăng đột biến, trong khi đó, các đám cháy kéo dài lâu hơn có thể làm ô nhiễm không khí. Cháy rừng kết hợp với hạn hán do biến đổi khí hậu có thể hủy hoại nơi được mệnh danh là lá phổi xanh của Trái đất – một trong những hệ thống dự trữ các-bon lớn của thế giới, làm biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn. Cháy rừng khiến cho lượng nitơ oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu
  • Từ núi lửa : khi có sự phun trào từ núi lửa bốc lên một lượng khí lớn chủ yếu có thành phần sulphur dioxide, làm ô nhiễm không khí và có thể gây ra mưa axit. Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực ở đó mà còn ở một số vùng lân cận của núi lửa phun trào.
  • Từ hiện tượng sương mù : Hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti giống như mây nhưng hiện ra lơ lửng ở mặt đất thay vì trên trời cao. Sương mù làm các chất gây ô nhiễm trong không khí bị giữ lại tại tầng khí sau một thời gian hết sương mù.

Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khác như là chất phóng xạ, sóng biển, các quá trình phân hủy xác động – thực vật,… cũng là những yếu tố gây ô nhiễm không khí. Các nguyên nhân này thuộc tự nhiên, chính vì thể mà chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn hoặc khó khắc phục chúng.

Nguyên nhân do nhân tạo (con người ).

nguyen-nhan-do-con-nguoi

Song song với việc phát triển về kinh tế xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đang trở thành một vấn đề nóng bỏng được nhiều người quan tâm. Bởi vì các hoạt động sản xuất, việc làm hằng ngày đã tác động đến môi trường. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm làm tình trạng ô nhiễm môi trường thêm nghiêm trọng. Một số nguyên nhân chủ yếu do con người như :

1. Hoạt động sản xuất công nghiệp.

Ngành khai thác than: nghành này tiềm ẩn khả năng làm biến đổi môi trường – vùng sinh thái do cây cối bị chặt phá, đất đá bị đào xới và phát sinh thêm bụi than từ các tuyến vận chuyển.

Ngành khai thác dầu khí : Hoạt động dầu khí đã gây ô nhiễm khá nghiêm trọng môi trường nước biển. Đặc biệt là các sự cố tràn dầu xảy ra thường xuyên đã gây ảnh hưởng rất xấu tới sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái biển.

Ngành công nghiệp hóa chất : Đây là ngành công nghiệp mà hầu hết các loại chất thải đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà ảnh hưởng của nó còn tồn tại rất lâu dài. Cũng như những ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành hóa chất sau khi được sử dụng còn tồn dư trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Nghành công nghiệp luyện kim : Ngành công nghiệp luyện kim nói chung, quá trình sản xuất phải qua nhiều công đoạn và sử dụng nhiều loại nguyên, nhiên nhiên liệu, hóa chất… với khối lượng lớn và mỗi công đoạn sản xuất đều phát sinh các chất thải (rắn, khí, bụi, nhiệt dư và nước thải) có khối lượng lớn, là nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng : Hiện nay chúng ta có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng, khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, CO, CO2, Fulor cao dễ gây ra ô nhiễm môi trường.

Nghành công nghiệp gạch đất nung : Tại các cơ sở công nghiệp gạch đất nung, trong các lò chứa dùng rất nhiều nghiên liệu dầu FO và DO. Các nhà máy này thải ra môi trường tạo ra các chất như:  Tro bụi, CO2, Sox gây ô nhiễm.

2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Các hóa chất hữu cơ trong đất và nước, chẳng hạn như chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, thuốc diệt tuyến trùng, thuốc diệt loài gặm nhấm, chất điều hòa sinh trưởng và chất làm rụng lá, có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí.

Khí thải từ các trang trại chăn nuôi, chất thải hằng ngày của các gia súc, gia cầm không được xử lý ở trang trại khép kính sẽ gây ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến không khí môi trường.

3. Phương tiện giao thông

Ô nhiễm môi trường giao thông là tiếng ồn, khói bụi, phát thải nhiên liệu xăng dầu vào không khí của các phương tiện tham gia giao thông như xe gắn máy, ô tô, xe tải.. gây ra.

Các khí gây ô nhiễm chính từ khí thải của các phương tiện như CO, NOx (NO, NO2, N2O3, N2O5), CnHm.  Khi các phương tiện sử dụng nhiên liệu để vận hành, động cơ sẽ phát thải một lượng lớn các chất khí có thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tham gia giao thông và sinh sống dọc các tuyến đường giao thông.

4. Hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

  • Những bãi tập kết rác sau khi được xe rác đi thu gom và phân loại sẽ xử lý bằng cách đốt để giảm diện tích bãi chứa. Việc xử lý rác không theo mô hình và không có nhà máy xử lý phần lớn là do cung chưa đủ đáp ứng cầu. Các nhà máy xử lý rác chưa đáp ứng được nhu cầu phát sinh rác thải nên tình trạng tập kết rác ra các cánh đồng đốt là chuyện có thể xảy ra, và thậm chí trong những ngày mưa phùn hoặc trời ẩm ướt thì rác cháy vẫn sẽ âm ỉ bốc khói từ ngày này qua ngày khác.
  • Các hoạt động nấu ăn được sử dụng các nguyên liệu đốt cháy như củi, than, rơm và các trường hợp đốt giấy tờ vàng mã … làm các chất thải, khí độc bay xung quanh môi trường.
  • Các hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, xi măng, gạch không được che chắn sẽ làm bụi bay ra trong không khí.
  • Chặt phá đốt rừng để làm nương rẫy.

Hậu quả của việc ô nhiễm không khí.

Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với môi trường tự nhiên.

hau-qua-doi-voi-moi-truong-tu-nhien
  • Ô nhiễm không khí có tác động lớn đến quá trình tiến hóa của thực vật ngăn cản quá trình quang hợp trong nhiều trường hợp, gây hậu quả nghiêm trọng đến việc lọc sạch không khí mà chúng ta hít thở.
  • Đa số cây ăn quả khi tiếp xúc với nông độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì làm lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
  • Đối với động vật khi hít phải trực tiếp fluor sẽ gây ra nhiều thảm họa nghiêm trọng.
  • Các khí tích tụ trong khí quyển cũng tạo ra các vấn đề môi trường với những hậu quả đáng buồn: mưa axit, suy giảm tầng ôzôn, nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, biến đổi nhiệt độ…Nồng độ của các khí này trong khí quyển, chủ yếu là điôxít cacbon, tăng trung bình 1% mỗi năm. Hiện tượng này là do đặc tính của một số loại khí (carbon dioxide, methane, nitrous oxide, ozon và chlorofluorocarbon) để giữ nhiệt từ mặt trời trong khí quyển, ngăn nó quay trở lại không gian sau khi bị trái đất phản xạ.
  • Ô nhiễm không khí góp phần hình thành mưa axit, kết tủa trong khí quyển dưới dạng mưa, sương giá, tuyết hoặc sương mù, được giải phóng trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và biến đổi khi tiếp xúc với hơi nước trong khí quyển. Mưa axit ảnh hưởng đến lượng hóa chất trong đất và nước ngọt, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn.

Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người

hau-qua-cua viec-o-nhiem-khong-khi-doi-voi-con-nguoi

Chúng ta thường tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí sẽ dẫn đến sự suy giảm sức khỏe con người.

Ô nhiễm không khí có thể gây ra một số bệnh như: tim mạch, dị ứng, lên cơn hen suyễn, bệnh phế quản, ung thư phổi hoặc da và một số bệnh đường hô hấp.

Mọi người sinh sống ở khu vực thành thị với lưu lượng phương tiện qua lại nhiều, thường xảy ra các vấn đề về hô hấp cũng như có khả năng mắc bệnh hơn một số vùng ở nông thông. Ở thành phố lớn thì trẻ em thường hay bị viêm phế quản, phổi chậm phát triển do hít phải lượng khí bụi quá nhiều.

Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến mắt. Khi tiếp xúc thường xuyên với khói bụi sẽ gây ra tình trạng mắt khô, viêm nhiễm mắt, viêm giác mạc.

Các biện pháp khắc phục xử lý.

cac-bien-phap-khac-phuc-xu-ly
  • Thay thế các máy móc lạc hậu bằng trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại làm giảm ô nhiễm hơn.
  • Khuyến khích mọi người tham gia phương tiện giao thông bằng phương tiện công cộng để giảm ùn tắc giao thông và giảm mật độ khói bụi cũng như các chất thải ra trong quá trình đốt nhiên liệu sử dụng phương tiện.
  • Hạn chế việc nấu ăn bằng than cũi hằng ngày bằng cách thay thế bằng sử dụng các bình gas, bằng điện để giảm thiểu lượng khói, khí đốt ra môi trường bên ngoài.
  • Trồng nhiều cây xanh xung quanh đường các thành phố lớn nơi có nhiều phương tiện qua lại. Vừa giúp bớt ô nhiễm vừa tạo mỹ quan cho đô thị.
  • Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường để ngăn chặn cát bụi, khí độc như CO, SO2, NO2,H2S… Bảo vệ hô hấp, viêm mũi do các chất ô nhiễm gây ra.
  • Sử dụng một số thiết bị điện giúp tiết kiệm điệm cũng như không thải độc ra ngoài.
  • Sử dụng các biện pháp trong nông nghiệp thay vì sử dụng một số hóa chất độc hại.
  • Các nhà máy, xí nghiệp phải có hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
  • Tuyên truyền nâng cao ý thức của mọi người về việc vứt rác đúng nơi quy định, không chặt phá rừng để làm rẫy.
  • Thay thế túi nilon bằng cách sử dụng giấy hay cách loại lá, giỏ tre để gói sản phẩm mang về.

Tuy nhiên những biện pháp này chỉ phòng ngừa một cách tạm thời. Để hạn chế được sự ô nhiễm không khí thì biện pháp tốt nhất đó là nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp nhé. Bởi vì khi chung tay cộng đồng mới khắc phục xử lý được hậu quả một cách nhanh chóng, hiệu quả tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Theo: #Tuantran

Trần Văn Phương

#Vanphuong tên đầy đủ là Trần Văn Phương. Tôi là người có trách nhiệm bảo vệ môi trường với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thông tắc cống và hút bể phốt tại Hà Nội, từ năm 22-01-2009. Tất cả những bài viết trên Website này đều thuộc bản quyền của Thonghutbephotvietnam.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *