Nước thải sinh hoạt là gì ? Một số phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất hiện nay

5/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay, hầu hết các nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp xuống hệ thống cống rãnh công cộng mà không được xử lý. Việc xả thải nước sinh hoạt ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ô nhiễm môi trường và sức khỏe của con người.

Chính vì vậy để bảo vệ sức khỏe con người tốt hơn, cũng như góp phần làm môi trường xanh – sạch – đẹp. Thì biện pháp tốt nhất là phải có hệ thống xử nước thải sinh hoạt chất lượng, đạt hiệu quả. Vậy nước thải sinh hoạt là gì ? Nguồn gốc nước thải sinh hoạt từ đâu thì mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

>>>Xem thêm : Bể thiếu khí là gì? Bể Anoxic kết hợp Aerotank như thế nào.

Nước thải sinh hoạt là gì ?

nuoc-thai-sinh-hoat-hang-ngay

Nước thải sinh hoạt là tổng hợp tất cả các loại nước được con người sử dụng hằng ngày như : Tắm rữa, giặt áo quần, vệ sinh, nấu ăn.. kết hợp với quá trình phân hủy của rác thải hữu cơ được đổ trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà chưa được xử lý. Từ các hộ gia đình, đến khu chung cư, bệnh viện, trường học, khu đô thị, trung tâm thương mại, các công trình công cộng cho đến các cơ sở sản xuất đều được thải vào hệ thống cống rãnh công cộng của thành phố.

Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều vi khuẩn, vi rút và chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 52% là các chất hữu cơ, 48 % là các chất vô cơ và một số lượng lớn vi sinh vật hại ảnh hưởng  đến sức khỏe của con người và gây ra mùi hôi khó chịu.

Nguồn gốc nước thải sinh hoạt từ đâu.

Để tìm ra nguồn gốc nước thải sinh hoạt bắt đầu từ đâu, người ta phân chia thành 3 loại: Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh, nước thải từ khu vực nhà tắm, giặt áo quần và nước thải ở khu vực nhà bếp.

Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh.

Nước thải từ khu vực vệ sinh bao gồm các chất như : Phân, nước tiểu, các chất cặn bã lâu ngày và một số vi khuẩn gây bệnh. Loại nước này có mùi hôi rất khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh từ bồn cầu đem theo chất thải đưa xuống bể phốt. Sau một thời gian nhất định, các vi sinh vật yếm khí có trong bể phốt sẽ phân hủy các chất lặng đọng xuống đáy của bể phốt. Phần nước nổi lên bề mặt chảy theo cống ra ngoài.

Nước thải từ khu vực nhà tắm, giặt áo quần.

Đối với khu vực nhà, giặt áo quần thì nước thải chứa nhiều thành phần hóa chất tẩy rửa từ xà phòng, dầu gội đầu, sữa tắm, bột giặt.. Nước thải này làm chết các vi sinh phân hủy các chất hữu cơ, nếu cùng hệ thống đường ống bể phốt thì gây ra tình trạng tắc nghẽn và bể phốt mau đầy.

Nước thải từ khu nhà bếp.

Bếp ăn là nơi thải ra rất nhiều nước thải từ lương thực phẩm chế biến, các vụn thức ăn thừa. Để làm sạch dầu mỡ trong chén bát, xoong nồi thì cần phải có các chất tẩy rửa. Những hóa chất này có chất tẩy mạnh làm ăn mòn, phá hủy đường ống.

Ngoài ra, các bùn thải, chất thải có ở thực phẩm rau, củ, quả có thể trôi qua đường ống gây ra tình trạng tắc nghẽn và tiềm ẩn một số vi khuẩn gây bệnh.

Một số phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất hiện nay.

Việc xử lý nước thải giúp tiết kiệm chi phí cho việc bảo hành, sữa chữa đường ống khi gặp trình trạng tắc nghẽn. Góp phần to lớn trong việc cải thiện nguồn nước sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường xung quanh thêm trong lành, sạch sẽ. Bài viết hôm nay của công ty chúng tôi chia sẽ cho bạn biết 5 biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt tốt được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể SBR.

xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat-bang-sbr

SBR là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo quy trình phản ứng mẻ liên tục. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, nước thải sau khi được xử lý sẽ trở nên an toàn và sạch sẽ hơn.

Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn gồm 5 pha: Pha làm đầy, Pha sục khí, Pha lắng, Pha rút nước, Pha chờ.

Pha làm đầy.

Tại pha làm đầy, nguồn nước thải sẽ được cho trực tiếp lên bể để xử lý trong thời gian từ 1 đến 3 tiếng. Lúc này, bế SBR sẽ tiến hành xử lý các chất thải theo cơ chế: Làm đầy – tĩnh, làm đầy – hoà trộn, làm đầy – sục khí, đều phụ thuộc vào hàm lượng BOD đầu vào của mục tiêu xử lý.

Do quá trình phản ứng sinh hóa diễn ra một cách mạnh mẽ sẽ kéo thêm một thức ăn của các vi sinh.

Pha sục khí.

Pha sục khí đóng vai trò quan trọng trong việc cúng cấp oxy trong nước và khuấy đều các hỗn hợp chất có bên trong của bể chứa. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phản ứng sinh hóa giữa bùn hoạt tính kết hợp với nước thải được diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Quá trình sục khí này làm Nitrat chuyển hóa từ dạng N-NH3 sang dạng N- N02. Cuối cùng nó sẽ chuyễn tiếp thành dạng N-NO3.

Pha lắng.

Để thực hiện được pha này, phải giữ cho môi trường tĩnh hoàn toàn. Tuyệt đối không được thực hiện khoấy trộn đều, thổi khí hay là đổ nước thải vào bể SBR.

Mọi người hãy quan sát một thời gian để xem kết quả của quá trình tạo ra 2 lớp trong bể. Một lớp nước sẽ được tách lên phía trên và lớp bùn lắng cô đặc lại ở phía dưới của bể.

Pha rút nước.

Tại pha này, sau khi lượng bùn đã lắng hoàn toàn xuống bể thì tiến hành xả nước thải ra khỏi bể nước. Lượng nước thải sẽ không đi kèm với bất cứ lượng bùn hoạt tính nào hết.

Pha chờ.

Pha này có nhiệm vụ rất đơn giản, chỉ chờ vào thời gian vận hành của 4 pha trên và dựa vào số lượng bể, thứ tự nạp nước vào nguồn bể để nạp thêm mẻ mới.

=> Mỗi pha đều có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Chúng liên kết thành một khối thống nhất để tạo ra bộ máy tốt nhất.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng UASB.

UASB là quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí, nước thải sẽ được vẩn chuyển từ dưới thấp lên cao và chảy xuống với một vận tốc thích hợp là v<1m/h.

Bể UASB hoạt động theo nguyên tắc khá phức tạp. Nước thải được từ phía lên và qua một lớp bùn kỵ khí để thực hiện quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi các sinh vật. Nước thải của bể UASB có đạt hiểu quả cao hay không là phụ thuộc vào lớp bùn vi sinh vật ở lớp bùn này. Bể UASB được cấu tạo bởi hệ thống nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha.

Hệ thống tách pha ở phía trên có nhiệm vụ tách các pha rắn, lỏng, khí. Làm cho các chất khí bay lên cao và được hệ thống thu hồi khí giử lại, phần bùn sẽ được lắng xuống bể và tiếp theo đó nước thải sau khi xử lý sẽ được chuyển ra ngoài theo máng lắng.

Hiệu suất của bể UASB phụ thuộc rất nhiều bởi các yếu tố như : Nhiệt độ, các chất độc hại trong nước thải, độ PH. Tùy vào mục tiêu sử dụng ta cần chỉnh một số đạt yêu cầu.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR.

MBBR là quá trình xử nước thải nhân tạo là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí để giúp vi sinh vật dính vào giá thể để sinh trưởng và phát triển.

Công nghệ MBBR được nhiều người đánh giá công nhận là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tốt, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm được nhiều diện tích.

Để tăng lượng vi sinh vật xử lý nước thải, bể MBBR sử dụng giá thể vi sinh di dộng trong bể sục khí. Và sau đó, sẽ có hệ thống thổi khí khuấy trộn đều các giá thể vi sinh ở bể một cách liên tục trong quá trình xử lý nước thải, đảm bảo quá trình hoạt động bình thường.

Quá trình phân giải các chất hữu trong nước thải đạt chuẩn là do các vi sinh vật phát triễn bám vào bề mặt giá thể. Các vi sinh vật hỗ trợ quá trình này là các loại vi sinh như : Vi sinh thiếu khí, vi sinh yếm khí, vi sinh hiếu khí nằm ở trên.

Ngoài xử lý nước thải sinh hoạt hằng ngày thì công nghệ MBBR còn được áp dụng trong nước thải công nghiệp, nước thải trong y tế..

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng AAO.

AAO là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt theo dạng sinh học, sử dụng kết hợp các vi sinh vật kị khí, hiếu khí và yếm khí để làm sạch các chất gây ô nhiễm trong nước thải trước khi được thải ra môi trường bên ngoài.

Nguyên lý của phương pháp công nghệ AAO bao gồm 3 quá trình đó là : Quá trình kỵ khí, quá trình thiếu khí và quá trình hiếu khí. Mỗi quá trình đều có chức năng nhiệm vụ khác nhau, chúng trao đổi với nhau một cách linh hoạt, tạo thành một khối thống nhất để làm sạch nước thải ra bên ngoài.

Quá trình kỵ khí : Ở bể kỵ khí này, các chất hữu cơ hòa tan bởi quá trình phân hủy của các hệ sinh vật kỵ khí và sự tham gia của các chất dạng keo trong nước thải sẽ chuyển hóa thành các hợp chất ở dạng khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn.

Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính: phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử (thủy phân), tạo các axit, tạo methane, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ.

Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính : Phân hủy các chất hữu cơ, tạo ra axit và methane hóa.

Quá trình khử Nitrat :  Là quá trình khử nitrat-nitrogen thành khí nitơ, nito oxitN2Ohay NO  được thực hiện trong môi trường thiếu khí và đòi hỏi một chất cho electron là chất hữu cơ hoặc vô cơ. Hai con đường khử nitrate có thể xảy ra trong hệ thống sinh học đó là quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa.

Quá trình hiếu khí : dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy để phân giải, làm sạch các chất gây ô nhiễm nguồn nước.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng MBR

MBR là một công nghệ lọc nước thải bằng màng MBR hiện đại, phương pháp áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính AS phân tán và được ứng dụng nhiều nước trên thế giới vì chất lượng đạt hiệu quả cao.

Sau khi xử lý sơ bộ nước thải, chúng sẽ được đưa vào bể hiếu khí hoặc bể kị khí. Cả hai bể này đều sử dụng màng MBR, nước thải khi vào bể sẽ xuyên qua màng lọc và ống mao dẫn. Qua màng lọc này, các tạp chất hữu cơ, rắn hay vô cơ đều bị giữ lại. Còn các nước sạch sẽ được lọc ra, rồi được hút dẫn ra bể chứa nước sạch. Tại thời điểm này, màng MBR sẽ bị xáo trộn và làm cho những chất cặn bả rơi xuống.

Công nghệ MBR được áp dụng nhiều trong nghành xử lý nước thải ở một số lĩnh vực hiện nay như : nước thải sinh hoạt ( khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trường học ) và một ngành công nghiệp thực phẩm.

Trên đây là tổng hợp những nội dung về nước thải sinh hoạt là gì ? cũng như một số phương pháp xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp bạn lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất đối với gia đình mình. Chúc bạn thành công.

Theo: #Tuantran

Trần Văn Phương

#Vanphuong tên đầy đủ là Trần Văn Phương. Tôi là người có trách nhiệm bảo vệ môi trường với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thông tắc cống và hút bể phốt tại Hà Nội, từ năm 22-01-2009. Tất cả những bài viết trên Website này đều thuộc bản quyền của Thonghutbephotvietnam.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *