Cấu tạo bể phốt 3 ngăn và bản thiết kế tiêu chuẩn ít ai biết

5/5 - (5 bình chọn)

Bể phốt là nơi xử lý chất thải sinh hoạt của con người, trong đó bể tự hoại, hầm cầu, bể phốt 3 ngăn được ứng dụng phổ biến nhất. Để hiểu hơn về cấu tạo của bể phốt 3 ngăn cùng nguyên lý hoạt động và bản thiết kế tiêu chuẩn, bạn có thể tham khảo thông tin từ bài viết dưới đây:

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn gồm:

Bể phốt 3 ngăn đạt tiêu chuẩn thông thường có các ngăn đó là: 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng, 1 ngăn lọc hoặc 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng. Ở nông thôn bể phốt được xây ở bải đất tróng còn ở thành phố bể phốt thường được xây ngay dưới nền nhà.

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn gồm:

Chức nắng cụ thể của bể phốt 3 ngăn:

  • Ngăn chứa: Đây là ngăn đầu tiên nơi chất thải như phân, nước tiểu, giấy vệ sinh… sau khi xả nước, cách chất thải này sẽ trôi trực tiếp xuống và chúng sẽ được tích tụ ở đây một thời gian để chờ các vi sinh vật phân hủy thành bùn. Đây cũng là ngăn chứa được thiết kế diện tích lớn nhất trong 3 ngăn.
  • Ngăn lọc: Chức năng của ngăn này là lọc chất thải nằm lơ lửng sau khi đã được ngăn chứa xử lý, thường được thiết kế thể tích nhỏ bằng 1/4 tổng diện tích của bể phốt 3 ngăn.
  • Ngăn lắng: Chức năng của ngăn này đó là chứa các loại chất thải rắn không thể phân hủy như: kim loại, nhựa, tóc… tầng trên của ngăn lắng sẽ là nước trong và chúng sẽ được đẩy ra ngoài. Thông thường ngăn này cũng được thiết kế thể tích bằng 1/4 tổng thể tích của bể phốt 3 ngăn.

Bản thiết kế bể tự hoại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn

  • Đường ống dẫn vào bên trong bể phốt: 02 ống dẫn nối từ bồn cầu, bồn tiểu khu nhà vệ sinh vào thẳng bể phốt.
  • Ống ra bể phốt: Đường ống dẫn nỗi từ bể phốt ra hố ga kiểm trả và tiến hành thoát ra ngoài khu vực cống thoát nước chung.
  • Ống thông hơi bể phốt và ống hút cặn của bể phốt: Thường dùng ống mền di động luồn vào trong ống ra bể phốt để hút cặn.
  • Hố ga: Thường được xây dựng ở khung vực bên ngoài ngôi nhà, tại vị trí thuận tiện nhất cho quá trình hút bể phốt bị đầy.
Bản thiết kế bể tự hoại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn
Bản thiết kế bể tự hoại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn

Một số lưu ý khi xây dựng bể phốt 3 ngăn

  • Ước lượng chất thải xả xuống bể phốt hàng ngày là bao nhiêu, nếu số lượng nhiều thì mới nên xây bể phốt 3 ngăn
  • Nếu bể tự hoại được thiết kế xây theo kiều hình tròn thì bán kính tổi thiểu là 0,7 mét, đối với bể phốt hình vuông hay hình chữ nhật thì tỉ lệ chiều dài phải luôn gấp 3 lần kích thước của chiều rộng bể tự hoại.
  • Luôn giữ được khoảng cách tính từ đáy hầm cho tới bề mặt của mức nước là đảm bảo cao hơn 120 cm.
  • Khi tiến hành đổ đáy của bể phốt, độ dày tối thiếu đạt 15cm và phải sử dụng loại bê tông cốt thép có max 200
  • Thành của bể phốt có thể được đổ đầy bằng bê tông hoặc xây bằng gạch nung tùy thuộc vào kinh tế và như cầu của gia đình.

Hai loại bể phốt 3 ngăn phổ biến và cách xây:

1. Bể phốt được xây bằng gạch nung:

  • Phải xây bằng tường đôi vào có độ dày tối thiểu là 22cm, xếp gạch một hàng dọc rồi tiếp tục 1 hàng ngày, xây bằng gạch nung đặc có mác 75 cùng vữa. mạch vữa phải no, dày đều và miết kỹ. Cả mặt ngoài và mặt trong bể phốt cần phải được trét vữa xi măng cát vàng mác 75, có độ dày 20mm, được chia thành 2 lớp đó là: lớp đầu tiên có độ dày 10mm có khía bay, lớp ngoài có độ dày 10mm, trát vữa cần phải miết thật kỹ, phía ngoài cùng cần đánh màu xi măng nguyên chất để chống thấm ( đánh xi nguyên chất măng toàn bộ chiều cao bể và mặt trong của đáy bể.
  • Tại các góc của bể phốt giữa thành với thành và thành với đáy cần được tré nguỵt góc. Đặt các tấm lưới thép có kích thước 10x10mm chống thấm và chống nút vào trong lớp vữa khi trát mặt phía trong tường của bể, một phần lưới được đạt phía trên đáy bể từ 20cm trở lên.
  • Nếu mức nước ngầm cao hơn bể phốt của bạn, thì các bạn lưu ý cần chèn thêm một lớp đất sét dày từ 100mm trở lên xung quanh bể phốt. Đáy của bể phốt phải làm bằng bê tông lên khối, chiều cao tối thiệu đạt 10cm để chống thấm hiệu quả.
Hai loại bể phốt 3 ngăn phổ biến và cách xây:

2. Bể phốt được xây bằng chất liệu bê tông:

  • Đối với bể được xây bằng bê tông cốt thép thì mác bể tông tiêu chuẩn là 200. Khi xây bể phốt bằng bê tông, bạn cần lưu ý tại vị trí lắp và đường ống nối các ống qua các ngăn của bể phải được làm chống thấm và bọc thêm bên ngoài luôn lớp goăng cao su để tránh trường hợp bị rò rỉ nước ra bên ngoài.
  • Các đường ống dẫn nước vào và ra giữa các ngăn lắp đặt sao cho chúng so le với nhau để qoảng đường nước chảy trong bể là tốt nhất, tránh tình trạng nước chạy tắt. Cách lắp đặt tốt nhất là đoạn ống dẫn nước thải trước khi đưa vào bể chửa cần được nằm ngang, với độ dốc ~ 2%, và chiều dài không quá 12m.
  • Ống dẫn phân, chất thải ra và vào bể phốt cần lắp ống hình chữ T, với đường kính tối thiểu là 10cm, đầu trên của T cần cao hơn mặt nước, đầu dưới của T cần ngập khoản 40cm nhằm tránh lớp váng trên bề mặt của bể phốt. Cốt đáy của ống vào cần cao ơn đáy ra ít nhất 5cm.
  • Các ngăn của bể phốt sẽ được thông với nhau bằng ống dẫn, làm bằng cút chữ L ngược, đường kính tối thiểu là 10cm hoặc có thể để các lỗ trên có kích thước tối thiểu là 20 x 20cm. Cút lỗ thông đặt cách đáy bể từ 50cm trở lên và cách mặt nước tối thiểu là 30cm.
Hai loại bể phốt 3 ngăn phổ biến và cách xây:1

Trên đây là toàn bộ thông tin về Cấu tạo bể phốt 3 ngăn và bản thiết kế tiêu chuẩn ít ai biết mà thông hút bể phốt Việt Nam muốn giới thiệu đến các bạn. Mọi câu hỏi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tối đến đường dây nóng 0976273098. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tối, chúc bạn khỏe mạnh và thanh công.

Theo: Tuka

Trần Văn Phương

Xin chào các bạn! Tôi là Trần Văn Phương người có sở thích bảo vệ môi trường, tháng 9 - 2010 tốt nghiệp Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Từ đó tôi theo đuổi đam mê của mình, thành lập công ty TNHH Thông Hút Bể Phốt Việt Nam, chuyên thông tắc cống, thông tắc bồn cầu, thông tắc chậu rửa bát, hút bể phốt... Những gì tôi chia sẻ trên blog này đều chính xác, có căn cứ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *