Cách lắp đặt đường ống trong bể phốt đúng chuẩn kỹ thuật

Rate this post

Ống thống hơi là một phần không thể thiếu đối với bể phốt. Nó có chức năng phân tán luồng khí di chuyển bên trong hầm cầu, hạn chế tối đa mùi hôi thối bốc lên. Đặc biệt là ngăn chặn sự cố nổ bồn cầu do lượng khí mê tan tích tụ lâu ngày không thoát ra được. Chính vì thế, trong thi công, thiết kế không thể thiếu ống thông hơi bể phốt được. Do đó, để giảm chi phí cũng như thời gian sử dụng cho quá trình hút bể phốt được lâu dài hơn, vì vậy bạn nên thiết kế bể phốt của mình một ống thoát hơi bể phốt đúng chuẩn kỹ thuật . Thế các bạn đã biết cách lắp đặt ống thông hơi trong bể phốt đúng chuẩn kỹ thuật được sử dụng hiệu quả, an toàn chưa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách lắp đặt ống thông hơi bể phốt đúng chuẩn kỹ thuật qua bài viết đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Đặt ống bể phốt là gì?

Đặt ống bể phốt là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng bể phốt. Được đặt ở ngăn lắng của hầm chứa và được đặt theo phương hướng thẳng đứng lên trời nhằm loại bỏ mùi hôi thối trong bể. Duy trì áp suất không khí thích hợp trong hệ thống chất thải đồng thời giảm áp lực trong bể phốt giúp hệ thống bể phốt hoạt động lâu và kéo dài tuổi thọ.

Cách lắp đặt đường ống trong bể phốt đúng chuẩn kỹ thuật

Một số loại ống trong hệ thống bể phốt

a) Ống chất thải vào bể chứa

Ống xả thải đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy các chất thải di chuyển từ bên ngoài vào bên trong bể xử lý. Được lắp theo đúng độ dốc nhằm xả chất thải tốt nhất.

Đối với hộ gia đình: sử dụng ống uPVC đường kính 90mm.

Đối với các công ty, khu chung cư : sử dụng ống uPVC đường kính 114 mm.

b) Ống thông giữa các ngăn

Là loại ống này giúp cho việc vận hành hệ thống bể phốt phối hợp nhịp nhàng diễn ra đúng kỹ thuật và thiết kế ban đầu.

Hiện nay ống thông giữa các ngăn gồm có hai loại chính:

Đối với bể phốt 2 ngăn: bao gồm ống giữa ngăn bể chứa và bể lọc.

Đối với bể phốt 3 ngăn: bao gồm ống giữa ngăn bể chứa, bể lắng, bể lọc.

=> tùy vào bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn các bạn nên chọn đường ống phù hợp với các bể phốt.

Kích thước của ống thông các ngăn hầm bể phốt thường có ống nhựa uPVC có kích thước tối thiểu 110mm.

c) Ống thông hơi bể phốt

Ống thông hơi bể phốt đóng vai trò quan trọng của một bể phốt , giảm áp lực không khí trong bể phốt , hạn chế việc nổ bồn cầu do quá tải. Do đó bạn cần nắm chắc cách đặt ống thoát hơi bể phốt sao cho chính xác, đúng kỹ thuật để bể phốt hoạt động một cách thuận lợi nhất.

Kích thước ống thông hơi bể phốt là từ 27 mm.

d) Ống thoát nước bể phốt đã lắng, lọc

Nhiệm vụ chính của ống thoát nước là xử lý các chất thải. Các đường ống này sẽ có tác dụng phân chất thải thành nhiều loại khác nhau, rồi sau đó có thể xả thẳng chất thải ra bên ngoài cùng với chất thải thành chất khí.

Kích thước thích hợp sẽ rơi vào khoảng 110

>>> Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn cách lắp đặt ống trong bể phốt như thế nào ?

Cách lắp đặt ống bể phốt rất quan trọng. Nếu đặt ống bể phốt đúng kỷ thuật thì quá trình lưu trữ chất thải được lâu hơn, các trang thiết bị cũng được đảm bảo, kéo dài được tuổi thọ của bể phốt cũng như giảm chi phí cho quá trình hút bể phốt.

Hướng dẫn cách lắp đặt ống trong bể phốt như thế nào ?

a) Đặt ống chất thải vào bể chứa

Đặt ống xả hầm bể phốt vào bể chứa thì yêu cầu độ chênh lệch giữa các ống vào và ống thoát nước càng chênh lệch càng tốt. Để đạt được được vấn đề trên thì phải cần tính toán chính xác trong quá trình xây dựng.

Đối với việc lắp đặt ống bể phốt xả thải, tốt hơn là bạn nên chọn càng ngắn càng tốt. Đảm bảo cho quá trình thoát chất thải, bởi ống xả thải thường có độ dốc lớn giúp lưu trữ những chất thải nhiều nhất có thể. Thực hiện theo cách này giúp chất thải không bị tắc nghẽn và xuống nhanh hơn trong quá trình sử dụng bể phốt.

b) Đặt ống bể phốt vào giữa các ngăn

Để thực hiện cách đặt ống trong bể phốt tại đường ống thông giữa các ngăn chứa, bạn cần phải nắm rỏ được bản thiết kế kích thước cũng như diện tích của toàn bể. Qua đó sẽ giúp xác định được vị trí đặt ống sao cho phù hợp với kích thước, diện tích của bể và vị trí đặt ống cũng khác nhau.

Ví dụ để bạn dễ hình dung.

Bể phốt chiều rộng là 1,3 m. Thì đối với bể hoại 2 ngăn, vị trí đặt ống 0,55m. Còn vị trí 0,35 cho bể phốt 3 ngăn.

Trong trường hợp này, các ống thông giữa 3 ngăn sẽ được đặt và cách đều nhau so le với nhau. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng lỗ thông bằng gạch. Nếu chiều rộng của bể là 1,4 m, thì sẽ đặt có 3 lỗ thông với kích thước mỗi lỗ là 200 x 200mm cách đều nhau.

c) Đặt ống thông hơi vào bể phốt

Đặt ống thông hơi vào vị trí ngăn lắng, cách 200 – 400 mm so với nắp hầm cầu. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ ống thống hơi có đường kính 27mm, quý khách sẽ tiến hành đặt ống thông hơi theo phương hướng thẳng đứng lên trời.

Trong quá trình phân hủy các chất thải giữa các ngăn, rất nhiều khí sẽ được sinh và thoát ra. Nếu như bạn không lắp đặt ống thông hơi chính xác thì sẽ xảy ra tình trạng bị khí có nguy cơ gây nổ bể phốt cao.
Đặt ống thoát nước trong bể phốt sau khi đã lắng động

Cách đặt ống thoát nước bể phốt rất quan trọng, có liên quan đến vị trí quan trọng trong bể phốt sao cho thật chính xác nhất để bể phốt có thể hoạt động thuận lợi.

Để giúp quá trình thoát nước diễn ra tốt nhất, đảm bảo giúp việc thoát nước diễn ra liên tục và không bị ùn ứ, ống thoát nước trong bể phốt tốt nhất nên đặt cách 200mm so với nắp đậy của bể. Đường kính của ống thoát nước sẽ nằm trong khoảng 110mm.

Một số lưu ý khi lắp đặt ống bể phốt

a) Ống chứa chất thải xuống bể luôn thấp hơn mực nước trong bể

Các ống chứa càng thấp thì chất thải sẽ xuống nhanh, không bị tắc nghẽn đường ống

b) Khi xây bể phốt phải lắp đặt ống thông hơi.

Để giảm áp suất trong bể, phòng tránh nứt, vỡ bồn.

c) Khoảng cách từ nhà vệ sinh đến bể phốt

Khoảng cách không được quá xa nếu không sẽ bị dội nước trở lại khi sử dụng vì chênh lệch áp suất.
Không cho nước sinh hoạt vào hầm bể phốt

Nước sinh hoạt sẽ giết chết các vinh sinh vật ký khí đặc biệt là nước có chứa xà phòng.

d) Xác định vị trí khi đặt

Bạn cần đặt vị trí dễ dàng thoát nước, kiểm tra xem đất ở khu vực có đảm bảo để bạn thi công hay không.

=> Tóm Lại: Trước khi thi công, lắp đặt ống trong bể phốt bạn cần phải lên kế hoạch, bản vẽ thiết kế cụ thể. Trao đổi những gì mong muốn hệ thống bể phốt với người thợ xây có nhiều kinh nghiệm để được chính xác, đảm bảo hơn. Tránh đặt sai vị trí gây tắc nghẽn đường ống, ô nhiễm môi trường.

Qua bài viết hướng dẫn cách lắp đặt bể phốt đúng chuẩn kỹ thuật của Công Ty TNHH Thông Hút Bể Phốt Việt Nam chúng tôi đã phần nào giải đáp mọi thắc mắc bấy lâu nay của bạn. Hy vọng gia đình bạn đang chuẩn bị xây sẽ lựa chọn được cho mình cách lắp đặt đường ống bể phốt đạt chuẩn kỹ thuật.

Theo: #Tuantran

Ánh Dương

Xin chào các bạn! Tôi là người có sở thích bảo vệ môi trường, tháng 9 - 2010 tốt nghiệp Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Từ đó tôi theo đuổi đam mê của mình, thành lập công ty TNHH Thông Hút Bể Phốt Việt Nam, chuyên thông tắc cống, thông tắc bồn cầu, thông tắc chậu rửa bát, hút bể phốt... Những gì tôi chia sẻ trên blog này đều chính xác, có căn cứ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *